Ksitigarbha Temple

Ksitigarbha Temple

Buddha Temple in USA

Average Reviews

Temple Diety

Lord Buddha

Photos

About Temple

This temple was built in honor of the great Ksitigarbha Bodhisattva. Because of his great vows and compassion, countless sentient beings have been saved from the 6 realms of existence. It was built with the hope that all visitors can be familiar with his name, pay respects to his boundless merits, and someday can vow to follow in his footsteps. This temple has two shrines. The main and biggest shrine is located at the bottom of the foothill and is about 2800 sq ft. The main shrine has 5 large statues: Amitābha Buddha (A Di Đà Phật) (middle) Avalokiteśvara Bodhisattva (Quan Thế Âm Bồ tát) (right of the buddha) Mahasthamaprapta Bodhisattva (Đại Thế Chí Bồ Tát) (left of the buddha) Mañjuśrī Bodhisattva (Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát) (far right) Samantabhadra Bodhisattva (Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát) (far left) The smaller shrine, the Lotus Shrine, is located near the top of the hill and it is about 900 sq ft. This shrine was built in honor of the Lotus Sutra and contains statues of: Shakyamuni Buddha (Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật) (middle right) Abundant Treasures Buddha (Đa Bảo Như Lai) (middle left) Maitreya Bodhisattva (Di Lạc Bồ tát) (right) Akasagarbha Bodhisattva (Hư Không Tạng Bồ tát) (left) The structure and design of the temple was mostly influenced by Taiwanese and Vietnamese temples with an American twist. Everything was built from the ground up by the monks and lay members who worked very hard over the years to make the temple as beautiful as it is today. The monks only open the temple gates on special occasions which falls near Buddha and Bodhisattva ceremony days (see Ceremonies page). These ceremonies are normally held on Sundays and usually involves a noon offering to the Buddha, a dharma session given by a guest monk, and then followed by a free vegetarian lunch for all attendees. During the ceremony days, the temple is open to the public and so anyone is welcome to visit.

Brief History

At the beginning, there were originally 4 brothers and 2 of their cousins who became monks together and founded the Quan Am Temple in Seattle (Tịnh Xá Quan Âm) in 1986 lead by the head monk Thích Nhật Truyền. Over the years, the Seattle temple with its small space and limited parking could no longer support the growing crowds that came every ceremony and so it was decided that a new place needed to be established. Luckily a home owner in Lynnwood was selling his 3 acres of land during the time and the monks happened to come across it during their search for a new place. At the time, the property did not look like a good place to build the temple because it was on a hilly slope and also had lots of trees and weeds. However, the monks saw great potential in this piece of land and so fate took its course and the property was purchased. After the city gave its approval for turning the property into a religious site, the Ground Blessing Ceremony was conducted in the year 1990. This marked the beginning of the temple construction, however, it wasn’t until 1993 that enough funding was gathered to begin the construction of the main shrine. The monks worked continuously year after year building the temple until 1998 when it had its first grand opening and officially opened its doors to the public. Since then, there has been ongoing construction projects to improve the sceneries around the temple. Various Buddha and Bodhisattva statues adorn the temple everywhere you go providing visitors with a rich sightseeing experience.

Đôi Dòng Giới Thiệu

Địa Ngục vị không thể bất thành Phật,
chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Đề
Từ bấy lâu nay chúng ta đã từng đôi lần nghe qua lời phát nguyện vô cùng vĩ đại này của Bồ Tát Địa Tạng. Với công hạnh diệu dụng và đầy Từ Bi, Ngài đã phát thệ lời nguyện này nhằm cứu độ tất cả chúng sanh đang trôi lăn trong vòng sinh tử đầy ngũ trược ác thế. Địa Tạng Viên Quang Tự (chùa Địa Tạng) đã ra đời nhằm truyền bá cũng như tán thán hạnh nguyện vĩ đại của đức Địa Tạng Vương Bồ Tát đến gần gũi hơn với chúng sanh. Với mong ước chùa Địa Tạng sẽ là nơi lưu truyền Chánh Pháp nhằm mang lại lợi lạc cho chúng sanh. Tăng chúng nơi đây đã không ngừng duy trì và phát triển về mọi phương diện để Phật tử cũng như khách thập phương lai vãng viếng thăm sẽ không quên được hình dáng cũng như lời thệ nguyện sâu dày của ngài ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT. Theo chân những bậc tam cấp sau cổng Tam Quan, quý vị sẽ thấy ngôi Từ Bi Bảo Điện hùng vĩ và trang nghiêm với năm thánh tượng chính: đức A Di Đà Phật đứng giữa đầy phong thái uy nghi, hầu bên tả và hữu của Ngài là hai vị Bồ Tát Thượng Thủ Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Nhị vị Bồ Tát tượng trưng cho Trí Tuệ và Hạnh Nguyện được thờ ngoài cùng hai bên tả, hữu của Bảo Điện. Ngoài ra, rất nhiều tượng Phật được tôn trí trang nghiêm chung quang chánh điện rộng khoảng 2800 sq ft. Đối diện với bàn thờ chính nơi chánh điện là một tấm điêu khắc tinh vi, sắc xảo Tây Phương Thánh Chúng, nhằm giúp cho Phật tử hình dung ra được một phần nào về cõi Tây Phương thế giới, nơi đã được đức Thích Ca Mâu Ni đề cập đến trong kinh “Phật Thuyết A DI ĐÀ.” Rời khỏi nơi Đại Điện chính, đi dọc theo hành lang vòng ra phía sau là nơi thờ đức Thích Ca Mâu Ni Phật cùng Hoa Nghiêm Ngũ Phương Phật. Bước chân lên chiếc cầu Ta La Kỳ Viên, quý vị sẽ dễ dàng nhận thấy tôn tượng đức Dược Sư Phật, đức Quán Thế Âm Bồ Tát và Ngài Vi Đà Hộ Pháp đầy uy nghi và trang nghiêm dọc theo đường lên Pháp Hoa Bảo Điện và Quan Âm Điện nằm giữa lưng đồi. Bên trong Pháp Hoa Điện có ba gian thờ chính. Ngay giữa Pháp Hoa Điện được tôn thờ đức Bồn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và Đa Bảo Như Lai. Phía bên tả và hữu thờ hai vị Bồ Tát đại biểu trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Ngài Di Lặc Bồ Tát và Hư Không Tạng Bồ Tát. Quan Âm điện được xây bên phía phải của Pháp Hoa điện, nơi thờ thánh tượng đức Quan Âm Như Ý. Theo con đường nhỏ bên hông điện Pháp Hoa, là lối dẫn lên Tứ Động Tâm và một loạt những tượng đá hoa cương lộ thiên. Một trong những công trình tượng đá tiêu biểu và đặc trưng của chùa là tôn tượng Bảo Hộ Cứu Khổ Đồng Hài Nhi Địa Tạng Bồ Tát với những đường nét điêu khắc công phu, tinh xảo và xuất thần. Đến với chùa Địa Tạng, quý Phật tử sẽ nhìn thấy những sự kết hợp hài hòa giữa nét Phật giáo mang đậm tính chất đông Phương của Việt Nam và Đài Loan, xen lẫn với nét hiện đại của phương Tây. Dù đã trải qua một thời gian khá dài xây dựng, Tăng chúng và thành viên của chùa vẫn không ngừng trùng tu và đỗi mới để ngôi chùa ngày càng trở nên hoàn thiện hơn về mặt thẩm mỹ cũng như tâm linh. Chùa chỉ mở cửa vào những dịp lễ Tết cũng như những ngày vía, kỷ niệm của chư Phật và chư vị Bồ Tát. Nhằm tạo cơ hội cho Phật tử quy tựu về viếng chùa, vì vậy các ngày lễ thường được tổ chức vào ngày Chủ Nhật với sự chủ trì của Tăng chúng tại Địa Tạng Viên Quang Tự và chư Tăng xa gần. Sau phần cúng Ngọ Phật tại đại điện, là thời cúng dường thính pháp cũng như buổi thuyết pháp được các chư tôn đức Tăng sẽ ban bố cho quý Phật tử những bài Pháp Thoại nhằm đem lại hữu ích cho Phật tử khi về chùa. Sau thời Pháp, quý Phật tử sẽ được dùng bữa cơm trưa tại chùa trước khi ra về. Đến với chùa Địa Tạng, chư Phật tử không chỉ có cơ hội mở rộng tầm nhìn hơn về khía cạnh tâm linh mà nơi đây còn là vùng đất ươm mầm cho những căn quả từ bi trong mỗi người con Phật.

Tóm Lược Lịch Sử

Chùa Địa Tạng bước đầu hình thành 1986 từ một ngôi Tịnh Xá Quan Âm tại thành phố Seattle, chủ trì bởi Thầy Thích Nhật Truyền cùng với 5 người anh em. Theo thời gian cũng như nhu cầu sinh hoạt Phật sự, quý Thầy đã quyết định tìm một nơi rỗng rãi hơn để thành lập một ngôi chùa khang trang và đáp ứng mọi nhu cầu cho khách viếng chùa. Bằng nỗ lực hết mình, với ý chí phục vụ cho chúng sanh, chư Tăng và Phật tử đã nỗ lực hết mình không quản khó khăn, thử thách để biến một miếng đất rộng 3 mẫu thành một nơi tín ngưỡng về mặt tâm linh. Qủa là điều không dễ dàng nếu thiếu ý chí và tâm nguyện dũng mãnh. Theo như nguyện ước của chư Tăng nơi đây, lễ động thổ được diễn ra vào năm 1990, cho đến năm 1993 thì phần nền vững chắc của đại điện được hình thành, và là dấu hiệu của một ngôi chùa trong tương lai đang dần thành hình. Ròng rã suốt nhiều năm trời với biết bao nhiêu công sức bỏ ra, ngôi chùa dần trở nên hoàn thiện và thành hình , năm 1998 chùa chính thức mở của cho buỗi lễ Lạc Thành và đi vào hoạt động. Theo thời gian, tuy ngày nay ngôi chùa đã trở nên vững chắc, nhưng Tăng chúng nơi đây vẫn không ngừng cải thiện và phát triển ngôi chùa , nhằm tạo cho chư Phật tử một chỗ dựa tâm linh đầy vững chắc, cũng như đưa Phật tử đến gần hơn với hạnh nguyện cứu khổ độ sanh của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Videos